D.I.Y Auto Feeder by Hòn Đá – Máy cho ăn tự động
1. Tiêu chí của Auto Feeder by Hòn Đá:
- An toàn vì sử dụng hoàn toàn điện DC 12v ( có thể dễ dàng kết hợp với solar)
- Thiết bị kết nối đơn giản, dễ thay thế khi hỏng hóc.
- Tốc độ cám rơi đảm bảo, cá không phải tranh ăn, không kẹt cám, phù hợp với tất cả size cám.
- Chỉ hướng dẫn phần vận hành, kết nối cơ bản, phần thẫm mỹ, vỏ máy các bạn tự DIY.
Lưu ý:
- Auto feeder – Máy cho ăn tự động chỉ thích hợp với người bận rộn, thường xuyên đi xa.
- Sử dụng máy cho ăn tự động khi bạn có một bộ lọc ổn định, tính toán được lượng thức ăn phù hợp.
- Nên có thêm 01 camera quan sát, 01 ổ cắm on/off bằng wifi kết nối với bộ nguồn của máy, để có thể dừng ngay hoạt động của máy bằng internet khi hệ thống lọc có sự cố.
- Với cá Koi, nên cho ăn bằng tay. Cho ăn bằng tay và đều đặn sẽ làm cá Koi cảm thấy Happy hơn.
2. Chuẩn bị:
- 01 Adater 12v 1-2A, chuyển điện AC 220v sang DC 12v
- 01 sợ dây điện, 01 lõi đồng 1,5-2ly, quấn tròn quanh 1 cây viết, sau đó kéo giãn ra khoảng 2cm
- 01 bịt trơn 42, 01 T 42, 01 lơi 42, 01 đoạn ống 42.
- 01 hộp điện âm tường 15x15cm
- Vài con vít M2 nhỏ nhỏ, keo nến, khoan, mỏ hàn điện, trục vít .v.v… các dụng cụ cần thiết
- Ít dây điện nhỏ và đầu kết nối đôi đực cái.
- 01 ren ngoài 21 ra đuôi chuột phi 10 đồng thau
- 01 Motor giảm tốc 12v thông số như hình (mình mua tại link trên hình, các bạn tự tham khảo nhé). Tốc độc khoảng 100v/p không quá chậm, cũng không quá nhanh, như vậy sẽ dễ điều chỉnh được lượng cám.
- 01 Timer điện tử 12v có lập trình thời gian, loại này thời gian tối thiểu là 1 phút nên mình phải nối thêm 1 Timer điện tử nữa. Ưu điểm là lập trình được 15 bộ nhớ và có nút Manual để test ngay.
- 01 Timer relay 12v 0~99s, để điều chỉnh chính xác thời gian motor quay theo đơn vị giây, có 2 chế độ là time ON và time OFF tuần tự. Việc set như thế nào tùy nhu cầu sử dụng của các bạn
3. Sơ đồ mạch:
4. Kết nối:
Sau khi nối mạch điện theo sơ đồ trên, mình bỏ chung 2 cái timer vào một cái hộp nhựa cho thẩm mĩ như hình. Chia làm 5 bộ phận được có thể tháo lẻ và kết nối bằng jack nhựa theo thứ tự : 1 bộ nguồn, 2 bộ điều khiển, 3 động cơ, 4 trục xoắn truyền động, 5 thân ống dẫn.
5. Hoàn thiện:
Mình cố định các phần thân ống, động cơ và bộ điều khiển trên một tấm gỗ nhỏ.
Làm thêm bầu đựng cám bằng cái ca nhựa 3L cắt đít, gắn lọt lòng cái giảm 114-42, sức chứa trung bình theo hệ thống của mình khoảng 3kg cám. 😀
6. Test hoạt động:
Có 2 video, test hoạt động khi không cám cho các bác xem chi tiết, và test hoạt động khi hoàn thiện có khoan đựng cám và xả cám.
Khi đèn đỏ của cả 2 timer cùng bật (có tiếng tách) thì motor sẽ chạy, đẩy cám bằng trục xoắn ốc về phía miệng ra, cám ra tới đầu ống sẽ rơi xuống.
Thanks các bạn đã theo dõi các bài viết của mình
[Tác giả: Koi Kichi Hòn Đá – CTV Koi247 Blog]
Bài viết thuộc bản quyền Koi247 Blog
Visitor Rating: 5 Stars
Visitor Rating: 5 Stars
Visitor Rating: 5 Stars
Visitor Rating: 5 Stars
Visitor Rating: 4 Stars
Visitor Rating: 5 Stars