8 Cách chọn máy bơm cho hồ cá Koi phù hợp

Author:

Category:

spot_img

Cách chọn máy bơm cho hồ cá Koi

1. Cấu tạo máy bơm cho hồ cá Koi

Cấu trúc của bơm cho hồ cá thường gồm có 2 phần: Phần xoay (rotor) và phần không xoay (stator) + Phần không xoay: là phần cố định của bơm gồm thân vỏ, nắp chắn rác, nắp định tâm trục bơm. Bên trong phần thân vỏ máy bơm, các chi tiết được đổ chết bằng keo để chống nước. + Phần xoay: là phần chuyển động của , trục nam châm được định tâm bằng trục inox hoặc nắp định tâm, cánh quạt gắn liền với trục nam châm.

2. Hoạt động:

Đa số bơm hồ cá là bơm li tâm. Khi có dòng điện vào, bộ phận bên trong thân bơm tạo lực từ trường làm chuyển động nam châm trục bơm, nam châm trục bơm sẽ chuyển động xoay tròn trên trục bơm, làm cánh quạt quay, khi quay nước bị văng ra xa tâm trục, tạo lực đẩy nước thoát ra lỗ thoát.

3. Ưu điểm:

+ Chống nước tốt, khi hoạt động trong nước không tạo tiếng ồn

4. Nhược điểm:

+ Hỏng xem như bỏ, trục inox hoặc nắp định tâm mau mòn do ma sát làm giảm hiệu suất bơm, + Bơm không hút được.

5. Đường đặc tính bơm (Performance Curves):

Là đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa H ( cột áp bơm) và Q (lưu lượng bơm). Cho ta biết được, lưu lượng ta nhận được  tại độ cao tương ứng. Lấy ví dụ với máy Atman Mp20000 có thông số Hmax=7m Qmax=16500l/h, nếu bơm với cột áp là 3,0m thì lưu lượng đạt được tại đó tương đương 9500l/h.

6. Cách chọn máy bơm cho hồ cá Koi theo Cột áp (Head):

Chiều cao bơm (H) = Chiều cao từ trục bơm đến mực nước bể chứa (H1) – Chiều cao từ trục bơm đến mực nước bể bơm (H2) 

Có một điều ae thường nhầm lẫn khi tính toán và chọn bơm, là cho rằng chiều cao bơm (H) là cột áp làm việc của bơm. Và lấy chiều cao bơm (H) tra đường đặc tính để ra lưu lượng nước tại đầu xả (Q), nhưng thực tế lại không đạt được như mong muốn.

Thực tế anh em đã bỏ qua tổn thất cột áp trong ống dẫn và hiệu suất làm việc của bơm. Đường đặc tính bơm chỉ thể hiện mối tương quan giữa H và Q trong điều kiện lý tưởng, trong phòng thí nghiệm, bỏ qua các đại lượng như nhiệt độ chất lỏng, trọng lượng riêng chất lỏng, áp suất bề mặt, sai số hiệu điện thế, ..v.v.v

Hiệu suất bơm hồ cá thường nằm khoảng 0.75-0.85 (tùy độ hoàn thiện các linh kiện) , các loại bơm có hiệu suất cao hơn thường giá cả khá cao, tôi không bàn đến.

Vì bơm hồ cá có cột áp rất bé, nên cột áp tổn thất trong đường ống ảnh hưởng rất lớn đến lưu lượng bơm ta nhận được.

Ví dụ như hình: Cột áp bơm tính toán = Chiều cao bơm + tổn thất trong ống dẫn.

7. Làm thế nào để tính toán tổn thất cột áp trong ống (Pipe headloss) ?

Các yếu tố chính dẫn đến tổn thất cột áp trong ống:

– Hệ số nhám của ống, nghĩa là lực ma sát giữa nước với thành ống, ống càng cũ, càng sử dụng lâu, rêu bám nhiều thì hệ số nhám càng cao, càng làm tổn thất cột áp nhiều.

– Chiều dài ống, tất nhiên là đi càng xa thì nước sẽ càng yếu.

– Tiết diện ống không phù hợp với lưu lượng bơm.

– Thay đổi tiết diện ống, chuyển hướng: Các đoạn nối ống, co 900, co 450 (lơi),  T, van khóa, nối tăng/giảm .v.v… cũng làm tổn thất cột áp. – Bỏ qua các tổn thất do sức căn bề mặt, nhiệt độ môi trường….

Tôi lấy 1 bài toán làm ví dụ:

Hỏi:

Sử dụng bơm phổ thông Atman Ha-25 (25.000l/h; 4m; đầu ra 75mm, cao 40cm), Bơm đặt sát đáy trong ngăn bơm sâu Hbb = 1,3m ; mực nước ngăn bơm Hn = 1,1m ; đẩy lên Bakki kích thước D*R*C 1,2*0,5*1,5 m . Ống dẫn 75 lên khỏi mặt hồ , bẻ 1 co 90*, dẫn dài 2m, bẻ 1 co 90* lên bakki, rồi bẻ 1 co 90*, gác ống 75mm khoét lỗ lên bakki. Vậy lưu lượng đạt được tại Bakki là bao nhiêu?

Đáp:

– Chiều cao bơm Hb= Hbaki + Hbb – Hn = 1,2+1,5-1,1 = 1,6m

– Chiều dài ống dẫn L = Chiều dài từ máy bơm lên bakki+ dài đến bakki+ dài lên bakki + dài ống gác ngang bakki – chiều cao máy bơm= 1,3+2,0+1,5+1,2 – 0,4 = 5,6m

Để tính tổn thất trong ống tôi dùng phần mềm free trên smp ra Htt = 0.61m

Vậy cột áp bơm của máy HA25 trong trường hợp này = (1,6+0,61) = 2,21m

Tra theo đường đặc tính bơm trên bao bì, tại H=2,21m với bơm Ha-25, ta được Qlt= 14000l/h

Chọn hiệu suất bơm hs=0.8 Ta được lưu lượng thực tế theo tính toán = Qlt*hs = 11200l/h

Đây chỉ là con số lưu lượng được tính toán dựa vào nhu cầu sử dụng, vẫn còn nhiều yếu tố khác trong điều kiện thực tế sẽ làm giảm đáng kể lưu lượng của bơm mà phía trên tôi đã đề cập đến, thời gian sử dụng dài cũng là một yếu tố.

Chọn hệ số làm việc của bơm  là 0,9 (các hệ số trong bài được chọn theo kinh nghiệm cá nhân tôi). Thì lưu lượng thực tế ta nhận được khoảng 11200 l/h * 0,9 ~ 10000 l/h Theo tôi đây chính là lí do mà Koikichi khi setup hồ thường chọn bơm gấp 3 lần dung tích hồ.

8. Chia ống/ Khoét lỗ trên ống như thế nào để đảm lưu lượng trong cách chọn máy bơm cho hồ cá Koi?

Việc chia ống/khoét lỗ trên ống không phù hợp sẽ làm giảm đáng kể lưu lượng của bơm, ít quá sẽ ép bơm làm việc quá tải, nóng, với bakki , khoét lỗ nhiều quá (hoặc to quá) cũng làm giảm áp lực xé nước.

Theo kinh nghiệm của tôi, để đảm bảo bơm làm việc đúng công suất, ta phải đảm bảo được tiết diện đầu out bằng tiết diện đầu out của bơm ( đương nhiên tiết diện ống dẫn phải phải bằng đầu out của bơm). Bằng công thức kinh nghiệm:

\[n=\dfrac{(D/2)^2}{(d/2)^2}\]

Trong đó:

+ n: số lượng lỗ, ống chia nhánh ra

+ d: đường kính lỗ, ống chia nhánh ra

+ D: đường kính ống chính, đầu out bơm.

9. Lời kết về cách chọn máy bơm cho hồ cá Koi:

Sẽ là lãng phí, nếu chọn bơm quá mạnh so với hồ nhỏ, và đương nhiên hệ lọc cũng nhỏ. Trước tiên, lắng bị mất hiệu quả vì nước sôi, xới tung phân, cặn li ti  trôi lơ lửng nhiều, phải bệ sinh cặn bẩn trong các ngăn lọc, ngăn bơm thường xuyên. Có quan điểm cho rằng, bơm mạnh thì vòng tuần hoàn nước nhiều hơn trong 1 đơn vị thời gian thì lọc tốt hơn, vâng, điều đó chỉ đúng với hệ lọc lớn/mạnh. Với một hệ lọc nhỏ tương đương với hồ, hệ vi sinh cần một thời gian nhất định để chuyển hóa  chất độc Nh3/Nh4+, N02, và trong thời gian đó chỉ chuyển đổi được một đại lượng nhất định, phần còn dư vẫn sẽ chỉ trôi lơ lững, theo bơm về lại hồ chính, quay lại lọc, rồi cũng lơ lững theo bơm quay lại hồ chính. Vậy nên việc lưu ý đến cách chọn máy bơm cho hồ cá Koi thực sự quan trọng.

Riêng đối với hệ lọc có bakki, nếu chọn bơm mạnh hơn so với hồ, ngoài các nhược điểm nói trên, chỉ có mỗi ưu điểm là tăng độ hòa tan oxy (DO) trong nước cho cá.

Ngược lại, khi chọn bơm quá bé so với hồ, hiệu quả hút phân ở ống hút đáy cũng giảm, hút mặt giảm, hồ chính luôn ở trạng thái có váng mặt, có cặn ở đáy. Nước ở các ngăn lắng, lọc, bơm, bị tù tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, luồng nước chảy tuần hoàn kém, vi sinh không phát triển trải rộng, chỉ phát triển ở khu vực có luồng của nước đi qua.

Vì vậy, việc tính toán cách chọn máy bơm cho hồ cá Koi là một yếu tố quan trọng đến khả năng vận hành ổn định của hệ thống lọc hồ cá koi, mặt khác còn tiết kiệm được kha khá chi phí điện năng cho người chơi. Khi hành tẩu Koi hồ, các huynh đệ nên mang theo bí kíp này bên mình.

KOI HÀNH KÝ

[Tác giả: Koi Kichi Hòn Đá – CTV Koi 247 Blog]


Bài viết thuộc bản quyền Koi247 Blog – Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức

Hệ thống Koi’Blog: KoiExpress.netKoiKichi.vnKoi247.comDx.com.vn

Read More

Related Articles

4 COMMENTS

  1. Hồ cá nhà tôi khoảng 3m3, dài 2, ngang 1,5, sau 0.8. Tôi dùng hút đáy và hút mặt chung 1 đường ống phi 34 sau đó bơm lên bể lọc cao khoảng 1m – 1,2 thì nên dùng máy như thế nào lsf an toàn, tốt, va tiết kiệm điện ah? Có cần sử dùng máy tạo luồng k. Xin đc tư vấn và cảm ơn.

  2. toi can mua may bom cho ho ca,dieu kien :
    – Nước duoc day cao trên 3m
    – May chay 24/24

    Vui long báo thong so ky thuat may va bao gia qua so ĐT : 0903.954.300 (Mr Vinh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here