Koi Mùa Lạnh – Vì Sao Nên Giảm Lượng Cho Ăn?
– Hiện tại có 2 chủng vi khuẩn phổ biến để xử lý chất thải cho hồ cá Koi là Nitrosomonas và Nitrobacter sau đây gọi tắt là “vi khuẩn nitơ”. Cả hai loại này đều khá nhạy cảm với nhiệt độ thấp vì vậy vào mùa mưa và nhất là mùa lạnh chúng ta rất dễ gặp phải sự cố mà chả hiểu tại sao chỉ biết đổ tại trời. Để có thêm lý do tại và bị Vinh đã sưu tầm tài liệu và cũng đã hỏi một số thầy nghiên cứu sâu về vi sinh của Đại Hoc Tự Nhiên và được mách cho vài thông tin như dưới đây các bạn tham khảo.
1) Tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn nitơ giảm 50% ở nhiệt độ 18° C (64° F).
2) Tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn nitơ giảm 75% ở khoảng nhiệt độ 8-10° C (46-50° F).
3) Vi khuẩn nitơ gần như không hoạt động ở nhiệt độ 4° C (39° F).
4) Vi khuẩn nitơ chết ở nhiệt độ từ 0° C (32° F) trở xuống và từ 49° C (120° F) trở lên.
5) Vi khuẩn nitơ phát triển mạnh nhất trong khoảng nhiệt độ 25-30° C (77-86° F). Thực nghiệm tại phòng lab ở VN cho thấy hơn 32° C thì vi khuẩn đã bắt đầu “đơ”. Tuy nhiên các bạn cũng không cần quá lo lắng vì đã có bakki để giải nhiệt cho hồ Koi.
– Cũng theo tài liệu này thì vi khuẩn Nitrobacter (chuyển NO2=>NO3) có dung sai hoạt động ở nhiệt độ thấp kém hơn so với Nitrosomonas (chuyển NH3=>NO2). Vì vậy ta có thể suy ra ở nhiệt độ thấp dưới 25° C tồn dư độc tố trong nước sẽ dài hơn so với bình thường bởi NH3 trong chất thải sẽ lẫn quẩn ở dạng NH3 hoặc NO2 (rất độc) và từ từ chuyển sang NO3 (ít độc) do sự kém hoạt động của vi khuẩn Nitrobacter so với Nitrosomonas.
Nếu tính toán dựa trên nhiệt độ hoạt động của vi khuẩn nitơ thì khi nhiệt độ giảm dưới 25° C việc giảm cho ăn đã cần phải cân nhắc. Nếu Nhiệt độ dưới 18° C việc cho ăn cầm hơi hoặc ngừng cho ăn hẳn là nên thực hiện.
Trên đây là ý kiến phân tích chủ quan của mình lần mò dựa trên các chia sẻ của các bậc tiền bối hướng dẫn về lượng cho ăn theo nhiệt độ nước hồ. Đã thực nghiệm kiểm chứng ở HCM nơi có nhiệt độ thấp vào tháng 12 là cỡ 20 độ mà thôi. Các bạn có điều kiện hãy tiếp tục thực nghiệm chi tiết hơn nhé.
————————————-
Bài viết được biên tập và tham khảo thông tin nhiệt độ hoạt động của vi khuẩn nitơ từ nguồn http://www.bioconlabs.com
Các yếu tố khác không đề cập không có nghĩa là không ảnh hưởng các bạn lưu ý nhé!