Thiết kế lọc thùng hồ cá Koi
Như đã hứa với một số bạn đang DIY lọc thùng cho hồ cá Koi bằng các thùng phuy nhựa 100L, 160L hay 200L, hôm nay mình sẽ trình bày bài này nói về cách làm những bộ lọc thùng phuy nhựa này mà đạt đến mức độ thẩm mỹ và gọn gàng, không đưa ống ra quá nhiều.
Bộ lọc này mình làm cỡ thời điểm đầu năm 2015 rồi, lúc làm thì cũng bận tay không chụp hết hình chi tiết từng món được, nên gom chỉ được một số hình để mô tả, còn lại phần thao tác các bạn tự xoay sở nhé.
Trước hết, để làm một lọc nổi cho hồ cá Koi, chúng ta thường làm theo kiểu truyền thống là chéo xéo ra ngoài, hoặc đâm ngang. Điều này gây bất lợi là tính thấm mỹ và tinh gọn không có, cũng như khi thao tác với ống phi cỡ lớn, như 90 thì độ cong bo của thùng phuy nhựa sẽ là bài toán khó cho việc khít ron và răng siết. Để khắc chế nhược điểm này, mình sẽ đi các ống thông bình với nhau dưới đáy. Ưu điểm giấu ống gọn và đáy thùng bằng phẳng, dễ xử lý chống xì cho ren siết. Nhược điểm là phải làm một khung kê chân các thùng phuy lọc lên. Khung này nên làm bằng sắt chịu lực được khối lượng nước các thùng lọc.
Đây là kiểu đi ống thông bình chéo xiên, lộ ống bên hông nhiều.
Lọc thùng hồ cá Koi nên chọn ra sao?
Các tank lọc thùng hồ cá Koi được để lên “kệ” để có khoảng trống thông đáy bằng nguyên tắc “bình thông nhau”
Lưu ý khi mua tank hoặc thùng phuy
Chọn tank lọc hoặc phuy lọc đáy bằng, không có mấp mô nhé, để lắp ron ống thông đáy không bị các đường gồ ghề này gây độn ron dẫn đến dễ bị xì.
Chọn tank/phuy có nắp để đỡ phải tìm đồ đậy, thẩm mỹ và nhanh chóng.
Mình hay sử dụng tank/phuy đen này. 208L, dầy 22mm. Riêng cái đáy dầy hơn, khoan muốn cháy máy luôn nhé.
Để khoan xong đi các ống thông ngăn/thông đáy thẳng hàng, bạn cần định vị các vị trí RN-RN sẽ nằm để xác định chính xác đường ống lưu chuyển nước. Việc DIY lọc thùng hồ cá Koi khá cần sự chính xác cho côn đoạn này.
Các vị trí ráp phải được “giả định” trước trên khung. Chưa làm khi chưa có sự chắc chắn.
Các ống xảm ống thông ngăn sau khi đi âm dưới gầm phuy lọc.
Đây là một ngăn lắng. Các bạn có thể tùy chọn nhiều hơn, hình này chụp khi chạy vận hành thử.
Ngăn lọc tiếp theo chúng ta có thể xếp Jmat như vậy hoặc tùy các bạn bố trí.
Tổng view nhìn hồ cá khung sắt lót bạt.
Sơ lược về các công đoạn lọc thùng hồ cá Koi
Bài viết này mình chủ yếu nêu về ý tưởng bố trí đường ống thông các phuy lọc qua đáy. Lọc hồ này bố trí cũng đơn giản thôi kiểu truyền thống: Chổi lọc, Jmat và bơm. Các bạn có thể thay đổi kết cấu lọc tùy hứng miễn sao đảm bảo tất cả các thùng lọc đều có làm lỗ xả đáy để có thể vệ sinh từng thùng phuy là được.
Như hồ này thùng 1 sẽ là lắng chổi và chặn một tấm jmat trước khi thu nước trên mặt qua thùng 2.
Thùng 1 này là thùng cần được thường xuyên xả rửa vệ sinh chổi và xịt tấm Jmat.
Các thùng 2-3-4 tùy nghi các bạn có thể cho Kaldnes – Jmat – Bơm hoặc Jmat – Jmat – Bơm tùy các bạn.
Chúc các bạn DIY lọc thùng hồ cá Koi thành công.
Tác giả: Phúc Toàn – Admin Koi247 Blog
Hệ thống Koi’Blog: Dx.com.vn – KoiExpress.net – Koi247.com
[Bài viết thuộc bản quyền Koi247 Blog, không sao chép khi chưa có sự đồng ý của chúng tôi]
Mình ở tphcm, nếu mình đặt anh làm bộ lọc 3 phuy cho hồ cá mình có dc kg? Xin l.hệ Tùng 0903691696
anh có thể cho em xin thiết kế tổng thể hệ thống lọc không ạ?
Bạn có thể cho mình hỏi những điều sau nha:
1. Lưới lọc nhật gì đó mình mua chỗ nào vậy, giá thành ntn, vì kinh phí không có nhiều mình có thể mua loại rẻ hơn ko phải nhật đc ko?
2. Hồ 1 là hồ lắng là sẽ k có lưới phải ko bạn?
3. Hồ 2 và 3 là có lười và còn bỏ thêm gì không?
4. Hồ 2 có nuôi vi sinh vật là như thế nào vậy?
Mình bắt đầu chơi đang làm hồ giờ mình tìm hiểu làm lọc mong bạn giúp đỡ.
Cảm ơn bạn.