KOI HÀNH KÝ – Tác giả: Hòn Đá
BÍ KÍP 2: CHẤT THẢI CỦA CÁ KOI – ẢNH HƯỞNG CỦA PH VÀ NHIỆT ĐỘ LÊN AMMONIA (NH3)
1. Đặc điểm về hệ tiêu hóa của cá Koi
Cá Koi thuộc họ nhà cá Chép, nên là loài cá an tạp, ăn đáy, và Koi không có bao tử mà chỉ là một đoạn ruột thẳng. Thông thường cá Koi mất khoảng 4 tiếng để tiêu thụ hết thức ăn trong ruột. Trong tự nhiên, thức ăn của cá Koi về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng, côn trùng, các loại rau cỏ thủy sinh mặt nước. Trong ao nuôi, cá Koi ăn thêm các loạt thức ăn tổng hợp dưới dạng hạt có hàm lượng đạm cao, các loại rau củ để bổ sung vitamin, khoáng chất.
Ở bài viết này tôi xin không đi sâu vào vấn đề dinh dưỡng phù hợp cho con cá koi, tôi chỉ giúp các Koikichi trả lời câu hỏi, sau khi ăn, cá Koi thải ra những gì?
2. Chất thải của cá Koi
Từ lượng thức ăn chúng ta cho Koi ăn hàng ngày, lượng chất thải tối đa sinh ra trong hệ thống cũng có thể được ước lượng một cách khoa học. Các dạng chất thải quan trọng nhất cần quan tâm trong hệ thống gồm total ammonia nitrogen NH3/NH4+ (TAN), CO2, chất thải rắn (TSS) sinh ra và lượng oxy hòa tan (DO) cần cung cấp hàng ngày cho hệ thống.
3. Tác động của chất thải cá Koi lên môi trường hồ nuôi
- TAN : Nh3/Nh4+ đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá (sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước sụt giảm đột ngột vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra).
- TSS: là chất thải rắn cá Koi thải ra lắng đọng ở đáy hồ, ngăn lắng, lọc, bơm, trải qua quá trình lưu giữ lâu dài gây điều kiện yếm khí. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4…làm cho nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường.
- CO2: Hàm lượng CO2 hòa tan trong nước thường tăng vào ban đêm và giảm thấp vào ban ngày, nghĩa là nó biến thiên hoàn toàn ngược lại với oxy hòa tan (DO); Hàm lượng khí CO2 vượt quá mức (>10 mg/L) và hàm lượng oxy hòa tan thấp trong nước có thể gây hại cho cá do CO2 làm cản trở sự hấp thụ O2 của cá.
- DO: là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của cá Koi thường được tạo ra do sự hoà tan từ không khí ( Oxy chỉ chiếm tỉ lệ 19% trong không khí) bằng máy sủi khí hoặc do quang hợp của rêu tảo. Nồng độ DO lý tưởng cho cá Koi khoảng từ 6-8 ppm. Tuy nhiên, nếu hàm lượng oxy hòa tan vượt quá mức độ bão hòa cá Koi sẽ bị bệnh bọt khí trong máu, làm tắt nghẽn các mạch máu dẫn đến não và tim đưa đến sự xuất huyết ở các vây, hậu môn
Có nhiều công thức khác nhau để xác định lượng thải các vật chất trên từ thức ăn sử dụng. Các công thức càng chi tiết và phức tạp thường có độ chính xác càng cao. Các công thức đơn giản của Timon (2005) cũng có thể được sử dụng, chi tiết như sau:
- Lượng TAN sinh ra = lượng thức ăn sử dụng x hàm lượng protein trong thức ăn x 0,092
- Lượng O2 cần cung cấp = lượng thức ăn sử dụng x 0,5
- Lượng CO2 sinh ra = 1,375 x lượng O2 cần cung cấp
- Lượng TSS sinh ra = 0,25 x lượng thức ăn sử dụng
Ví dụ: Hồ cá Koi hiện tại của tôi cho ăn trung bình một ngày 150g cám 40%đạm, Tổng thể tích hồ và lọc là 3000L
Ta có:
– Lượng TAN sinh ra = 150g x 0,4 x 0,092 = 5,52 g
– Lượng O2 cần cung cấp = 150g x 0,5 = 75 g
– Lượng CO2 sinh ra = 1,375 x 75g = 103,125 g
– Lượng TSS sinh ra = 0,25 x 150g = 37,5g
Với thể tích hồ 3000L ta có nồng độ lượng chất thải hòa tan trong nước sau 1 ngày đêm cho cá Koi ăn như sau:
– TAN sinh ra = 5,52 g / 3000 L = 1,84 mg/L/ng-đêm (Nh3/Nh4+)
– O2 cần cung cấp = 75 g / 3000L = 25 mg/L/ng-đêm
– CO2 sinh ra = 103,125 g / 3000L = 34,58 mg/L/ng-đêm
– TSS sinh ra = 37,5g/ng-đêm được xem như đọng lại ở ngăn lắng.

Như vậy để quản lý amonia hiệu quả cần chú ý đến pH và sự thay đổi pH (thông qua độ kiềm KH).
Bài viết thuộc bản quyền Koi247.com, vui lòng không sao chép khi chưa có sự chấp thuận của Koi247 Blog
Visitor Rating: 5 Stars
Visitor Rating: 5 Stars
Visitor Rating: 5 Stars