Cấp cứu cá Koi nhảy ra ngoài
Nuôi cá Koi thì chuyện cá nhảy và cấp cứu cá Koi nhảy ra ngoài là chuyện thường ngày ở huyện.
Koi mà không nhảy thì đâu gọi là Koi vậy nên Koikichi nào chắc cũng từng chứng kiến những hậu quả đau lòng từ những “gái nhảy” này. Nhẹ thì tróc vảy chảy máu mang, kha khá thì rách vây rách mỏ, nặng thì quy tiên về miền cực lạc luôn. Có nhiều kiểu nhảy và nhiều lý do, riêng mình thì có 2 kinh nghiệm sau hôm nay chia sẻ để các bạn tham khảo trong cấp cứu Koi.
Cấp cứu Cá Koi nhảy ra ngoài khi vớt ra tank.
Mấy vụ này bị hoài, cứ bắt cá ra do là mấy ẻm nhảy thôi. Chả biết cách nào để mấy ẻm tự nguyện chịu làm mẫu lâu lâu mà không nhảy. Những trường hợp nhảy kiểu này hậu quả thường là tróc vãy và chảy máu mang (khi xưa mới chơi còn dùng vợt để hốt cá vào tank thì máu càng nhiều :D). Sau này kinh nghiệm hơn thì thấy là dùng tay bế cá vào hồ có vẻ là nhanh lẹ nhất. Sau khi cho cá vào nước hãy vuốt nhẹ dọc thân để loại bỏ đất cát bám vào mình cá rồi sau đó tiếp tục công việc. Có khi máu mang chảy hồng cả tank nhưng mình thấy hoàn toàn chả sao cả chưa bao giờ mình đem ra thau sục khí bỏ muối dưỡng riêng cả và cũng chưa bao giờ thấy vấn đề gì (nước hồ chính của mình luôn cố duy trì các chỉ số NH4/NH3 cỡ 0.5-1mg/l và NO3 50mg/l không tốt lắm nhưng xài tạm, PH khoảng 7)
Cá Koi nhảy ra ngoài lúc nào không biết.
Chuyện kể rằng hay không bằng hên “cá cũng có thể hô hấp nhân tạo bằng cách đưa đẩy”
Chuyện thứ nhất em gái Asagi khô nhớt:
Em ấy nhảy lúc nào thì thật tình mình không biết, trước đó khoảng 30 phút đóng của đi ngủ thì em ấy vẫn còn tung tăng. Chả biết sao mà hôm đó khó ngủ nên khuya mò ra chơi với cá. Không thấy em ấy đâu lục lọi một lúc thì thấy em ấy nằm sát tường và không nhút nhích gì. Cầm lên thì thấy nhớt đã bắt đầu khô không trơn tuột tay nữa, hoảng quá mình liền bỏ em nó vào hồ. Lúc đó cá đã không còn bơi, không đập mang gì cả. Bà độ thế nào đó mà mình nghĩ “phải giúp em ấy thở trước, phải hô hấp nhân tạo thôi”. Đầu nghĩ tay làm 1 tay banh miệng tay kia cầm đuôi đưa đẩy em nó tiến lùi trong nước, kiểu hô hấp nhân tạo “banh miệng hà hơi thổi ngạt” này chưa từng đọc thấy ai làm nên cứ làm đại. Đưa đẩy cỡ 2-3 phút gì đó em ấy vẩn không nhúc nhích gì, lòng đau như cắt chuẩn bị bỏ bịch, nhìn em ấy lần cuối trước khi bỏ bọc nylon bất chợt cảm giác thấy mang em ấy khẽ đập nhẹ nhìn kỹ lại lần nữa cho chắc và ngay lập tức bỏ em ấy vào hồ lại và tiếp tục đưa đẩy em ấy trong nước. Khoảng 5 phút sau thì em ấy đập mang mạnh hơn và đã có thể tự bơi xíu xíu. Lúc đó không biết làm gì chỉ biết quan sát xem em ấy có tự bơi được không… Sau đó em ấy sống được thêm 3 tháng, tăng size đều mỗi tháng tuy nhiên cái nhảy nó hại cái thân và lần thứ hai vượt rào em ấy đã thành khô Koi.
Chuyện thứ 2: Ngọc Trinh mí đỏ phi thân – Siro Muji 70cm.
Lần này thì kinh nghiệm đầy mình rồi nên khi phát hiện mình chủ yếu quan sát xem em có tự đập mang được hay không, có tự bơi được hay không. Cá lớn, lưới chặn cách mặt nước khoảng hơn 50cm, thành hồ cách đất khoảng 80cm => tổng chiều cao tiếp đất khoảng 130cm, nhảy ra ở độ cao này chỉ cần tiếp đất thôi thấy cũng đủ dập nội tạng rồi. Khi phát hiện và mang vào hồ thấy em ấy còn đập mang nhưng lật ngang không tự bơi được. Sau khi đưa đẩy em ấy trong nước một lúc thả ra thấy tự bơi nhẹ được mặc dù lúc đó chỉ là bơi nghiêng 1 bên đôi lúc cắm đầu xuống đáy nằm im, lại phải lôi lên đưa đẩy tiếp 1 lúc làm nhiều lượt như vậy mà vẫn chỉ bơi nghiêng và bơi chúi đầu… Sau gần 1 tiếng mình cũng mệt và buồn ngủ nên lấy cái ghế giặt đồ che hút đáy lại sợ em nó sẽ bị hút vào trả em ấy lại cho “”số phận””…… Cho đến lúc viết bài này (sau khoảng 4 tuần) thì em ấy đang bơi tung tăng và luôn đè bẹp các con khác để tranh ăn.
Tóm lại, khi cấp cứu cá Koi nhảy ra ngoài cần lưu ý các điểm sau:
- Cấp cứu cá Koi nhảy ra ngoài PHẢI đảm bảo cá có đủ ôxi để thở, cá thở bằng mang vì vậy nhất định nước phải CHẢY qua mang chứ không phải cứ có nước trong mang là cá thở được.
- Khẩu quyết của mình là hãy “đưa đẩy”; “Cá không tự bơi được nghĩa là nó không tự thở được” dù cho mang có đập nhưng khi đó sự hô hấp của cá đã giảm rất nhiều. Điều này khá trùng hợp với hiện tượng cá bệnh thường rất thích nằm dưới thác, có thể là cá muốn tận dụng dòng nước chảy qua mang để dễ thở hơn chăng? Bạn nào có điều kiện thì nghiên cứu chia sẻ thêm phần này nha để củng cố thêm kinh nghiệm cấp cứu cá Koi nhảy ra ngoài này.
- Khoa học đã chứng minh rằng “tốc độ khuếch tán của ôxi trong nước Chậm Hơn 10.000 lần so với không khí vì vậy cách “bóp mũi” con cá dễ nhất là bỏ nó vào cái thao/thùng hai ba chục lít rồi sục khí. Kinh nghiệm bản thân lúc xưa từng cách li kiểu “bóp mũi + cạo nhớt”
- thì cá 30cm bỏ trong tank có mặt thoáng khoảng 0.24m2 kèm xục khí thấy 2-3 ngày cá yếu dần và tèo.
Chúc mọi người chơi Koi vui vẻ!
Tác giả: Quốc Vinh – CTV Koi247 Blog
Hãy Follow thêm các bài viết của chúng tôi tại:
Visitor Rating: 1 Stars